Bối cảnh Chiến_tranh_Nhật_Bản-Triều_Tiên_(1592-1598)

Triều Tiên và Trung Quốc trước chiến tranh

Năm 1392, Tướng quân Triều Tiên là Lý Thành Quế đảo chính thành công tiếm quyền Cao Ly U Vương, sau đó, các thuộc hạ của ông ép Lý phải nhận vương miện, do đó, lập nên nhà Triều Tiên.[11]. Do thiếu dòng máu Vương tộc, để tìm kiếm tính hợp pháp cho sự thống trị của mình, triều đình mới tham gia vào hệ thống triều cống trong khái niệm Thiên mệnh và nhận được sự công nhận từ Trung Quốc [12]. Dưới quyền Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu cuối thế kỷ 14, Nhật Bản cũng có được một chỗ trong hệ thống triều cống (m. đi năm 1547, xem hai jin).[13][14] Trong hệ thống chư hầu, Trung Quốc có vị trị anh cả, Triều Tiên là anh hai, và Nhật Bản chỉ xếp vị trí cuối cùng.[15]

Không giống như tình hình qua hơn một ngàn năm trước đó khi các triều đại Trung Quốc giữ mối quan hệ đối nghịch với quốc gia lớn nhất của người Triều Tiên (Cao Câu Ly), nhà Minh Trung Quốc có quan hệ thương mại và ngoại giao gần gũi với nhà Triều Tiên, vốn cũng liên tục hưởng lợi từ quan hệ buôn bán với Nhật Bản.[16]

Hai nhà, Minh và Triều Tiên, có nhiều điểm chung: đều nổi lên trong thế kỷ 14 với sự tuy tàn của nhà Nguyên, xã hội đi theo tư tưởng Nho giáo; và đối mặt với nhiều mối nguy từ ngoại bang (những cuộc đột kích của người Nữ Chân và cướp biển Nhật Bản Wokou (Oa Khấu)).[17] Về nội trị, cả Trung Hoa và Triều Tiên đều gặp rắc rối với những cuộc đấu đá giữa các phe cánh chính trị, điều sẽ ảnh hưởng quan trọng tới các quyết định của người Triều Tiên trước chiến tranh, và thời hậu chiến với người Trung Quốc.[18][19] Thương mại độc lập với nhau và cùng có kẻ thù chung dẫn đến việc Triều Tiên và nhà Minh Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị.

Hoàng đế Vạn Lịch nhà Minh lên ngôi vào năm 1572 khi mới 9 tuổi. Trong 10 năm đầu của triều Vạn Lịch,triều đình được lãnh đạo chủ yếu bởi đại thần Trương Cư Chính, thầy giáo và phụ chính đại thần của hoàng đế. Trương đã thực hiện một loạt các cải cách làm tăng sức mạnh của triều đình và tạo được một số tiến bộ trong những vấn đề quan trọng, bao gồm cả vấn đề tài chính. Trương cũng đạt được một số thắng lợi trong cuộc chiến chống lại người Mông Cổ ở phía bắc, và trọng dụng các tướng lĩnh có tài, chẳng hạn như Thích Kế Quang, Lý Thành Lương.

Mặc dù sau khi Trương Cư Chính qua đời năm 1582, nhà Minh đã bãi bỏ một số các cải cách của ông và các hoàng đế nhà Minh ngày càng bất tài và không quan tâm với triều chính hàng ngày, nhà Minh vẫn có nhiều ảnh hưởng tới các nước láng giềng trong giai đoạn cực thịnh vào thập niên 1590.

Nhà Minh đã tham gia một chuỗi những chiến tranh trong thời gian này. Bên cạnh cuộc chiến không ngừng của họ chống lại người Mông Cổ, họ cũng đối phó với một cuộc nổi dậy của người Hồi ở Ninh Hạ trước khi chiến tranh Imjin nổ ra, cùng với một cuộc chiến tranh biên giới với các triều đại Miến Điện Taungoo trùng thời điểm với cuộc chiến tranh Imjin. Xung đột của Trung Quốc với những tên cướp biển Nhật Bản Wokou (Oa Khấu) một vài thập kỷ trước đó cũng đã cho họ những kinh nghiệm đáng kể về Nhật Bản trong chiến tranh.

Sự chuẩn bị của Hideyoshi

Cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ 16, Hideyoshidaimyō đã thống nhất toàn bộ Nhật Bản, và mới có một thời gian hòa bình ngắn ngủi. Vì Hideyoshi nắm quyền với sự hiện diện của dòng Thiên hoàng Nhật Bản hợp pháp, ông tìm kiếm quyền lực quân sự để hợp pháp hóa sự thống trị của mình và giảm sự phụ thuộc của ông vào triều đình.[20] Người ta nói rằng Hideyoshi lên kế hoạch xâm lược Trung Quốc để hoàn thành giấc mơ của vị chủ nhân quá cố, Oda Nobunaga,[21] và giảm nhẹ mối đe dọa có thể việc mất trật tự xã hội và nổi loạn của một số lượng lớn samurai và binh lính được giải ngũ.[22] Nhưng cũng có thể Hideyoshi đã có một mục đích thực tế hơn là chinh phục những quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn (ví dụ như Ryukyu, Luzon, Đài LoanTriều Tiên) và đặt mối quan hệ thương mại với các nước lớn hơn hoặc xa hơn, vì [20] trong suốt cuộc xâm lược Triều Tiên, Hideyoshi vẫn tìm kiếm việc giao thương hợp pháp với Trung Quốc [20] Hideyoshi cần uy quyền quân sự tối cao, biện hộ cho việc thống trị thiếu sự ủng hộ của Hoàng gia. Trên bình diện quốc tế, ông muốn Nhật Bản làm trung tâm với các nước láng giềng thần phục nước Nhật [20]. Nhà sử học Kenneth M. Swope phát hiện ra một tin đồn lan truyền thời đó rằng Hideyoshi có thể là một người Trung Quốc chạy đến nước Nhật để trốn tránh pháp luật, do đó muốn trả thù Trung Quốc.[23]

Sự thất bại của thành Odawara của Gia tộc Hậu Hōjō năm 1590[24] cuối cùng đã mang đến lần thống nhất thứ hai của nước Nhật,[25] và Hideyoshi bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến kế tiếp. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1591, các daimyo Kyushu và đội ngũ lao động của mình xây dựng thành tại Nagoya (ngày nay là Karatsu) làm trung tâm cơ động của đội quân xâm lược.[26]

Hideyoshi lên kế hoạch cho một cuộc chiến có thể xảy ra với Triều Tiên từ lâu trước khi thống nhất Nhật Bản, và chuẩn bị trên nhiều mặt. Ngay từ năm 1578, Hideyoshi, khi đó chiến đấu dưới trướng Nobunaga chống lại Mōri Terumoto vì quyền kiểm soát vùng Chūgoku của Nhật Bản, thông báo với Terumoto kế hoạch xâm lược Trung Quốc của Nobunaga.[27] Năm 1592, ông tự mình gửi một bức thư đến Philippines đòi cống phẩm từ vị toàn quyền và nói rõ rằng Nhật Bản đã nhận triều cống từ Triều Tiên (là một sự hiểu lầm, như sẽ giải thích ở phía dưới) và Ryukyu.[28]

Với chuẩn bị quân sự, việc đóng gần 2.000 thuyền có lẽ đã bắt đầu từ năm 1586.[29] Để ước lượng sức mạnh quân đội Triều Tiên, Hideyoshi cử một hạm đội đột kích gồm 26 thuyền đến bờ biển phía Nam Triều Tiên năm 1587, và ông kết luận rằng người Triều Tiên chỉ là lũ bất tài.[30] Về phương diện ngoại giao, Hideyoshi bắt đầu thiết lập quan hệ bạn hữu với Trung Quốc từ lâu trước khi hoàn thành việc thống nhất Nhật Bản và giúp canh phòng tuyến hải thương chống lại wakō.[31]

Thái độ ngoại giao giữa Nhật Bản và Triều Tiên

Năm 1587, Hideyoshi cử sứ thần đầu tiên của mình Tachibana Yasuhiro,[32] đến Triều Tiên, vào thời trị vì của Triều Tiên Tuyên Tổ[33] để tái lập quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Nhật Bản (đổ vỡ vì các cuộc tập kích quấy nhiễu của cướp biển Nhật Bản năm 1555)[34], mà Hideyoshi hy vọng rằng sẽ sử dụng nó làm bàn đạp để thuyết phục nhà Triều Tiên về phe Nhật Bản trong cuộc chiến chống Trung Quốc.[35] Yasuhiro, với tiểu sử là một chiến binh và thái độ khinh mạn với các quan lại và phong tục Triều Tiên, mà ông coi như đàn bà, không thể có được lời hứa về một sứ đoàn tương lai từ Triều Tiên.[36] Khoảng tháng 5 năm 1589, sứ đoàn thứ hai của Hideyoshi, bao gồm cả Sō Yoshitoshi (hay Yoshitomo),[37] Gensho và Tsuginobu đến Triều Tiên và có được lời hứa về một sứ đoàn Triều Tiên đến Nhật Bản để đổi lấy quân nổi loạn Triều Tiên trốn chạy đến Nhật.[36] Thực ra, năm 1587 Hideyoshi đã ra lệnh cho Sō Yoshinori, cha của Yoshitoshi và là lãnh chúa đại danh của đảo Đối Mã, gửi cho Triều Tiên tối hậu thư phục tùng nước Nhật và tham gia vào cuộc xâm lăng Trung Quốc, hay chiến tranh với Nhật Bản. Tuy nhiên, vì Đối Mã thu lợi từ vị trí thương mại đặc biệt, là trạm kiểm soát duy nhất đến Triều Tiên cho mọi tàu thuyền Nhật Bản và được Triều Tiên cho phép buôn bán bằng 50 tàu của mình,[38] đại danh Sō trì hoãn cuộc thương thảo gần 2 năm.[37] Thậm chí khi Hideyoshi hồi phục lại yêu cầu của mình, Sō Yoshitoshi giảm chuyến thăm đến triều nhà Triều Tiên thành một chiến dịch để củng cố mối quan hệ giữa 2 nước. Khi gần hết thời gian đi sứ, Yoshitoshi tặng cho Triều Tiên Tuyên Tổ một đôi công và một khẩu súng hỏa mai – hỏa khí tiên tiến đầu tiên ở Triều Tiên.[39] Liễu Thành Long, một quan văn cao cấp, cho rằng quân đội nên sản xuất súng hỏa mai, nhưng triều đình nhà Triều Tiên không làm nổi.[40] Việc thiếu hứng thú và đánh giá thấp khả năng của súng hỏa mai cuối cùng dẫn đến sự thiệt hại nặng nề của quân đội Triều Tiên đầu cuộc chiến.

Tháng 4 năm 1590, sứ thần Triều Tiên bao gồm Hwang Yunkil, Kim Sŏngil và những người khác[41] đến Kyoto, ở đây họ đợi trong 2 tháng trong khi Hideyoshi kết thúc chiến dịch chống lại Odawara và gia tộc Hōjō.[42] Khi ông trở về, họ trao đổi quà tặng theo nghi lễ và gửi bức thư của vua Tuyên Tổ đến Hideyoshi.[42] Hideyoshi đoán rằng người Triều Tiên đến để thể hiện lòng tôn kính như một chư hầu của nước Nhật, nhưng người Triều Tiên vẫn coi người Nhật như một đứa em như họ đã làm vậy hàng ngàn năm nay. Vì lý do đó, các sứ thần không nhận được sự đối xử trang trọng vì khi thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao; cuối cùng, sứ thần Triều Tiên yêu cầu Hideyoshi viết lời đáp từ với Vua Triều Tiên, và họ phải đợi nó ở cảng Sakai đến 20 ngày.[43] Bức thư, được phác thảo lại theo yêu cầu của các sứ thần vì nó quá khiếm nhã, yêu cầu Triều Tiên thần phục Nhật Bản và tham dự vào cuộc chiến chống Trung Quốc.[39] Khi các sứ thần trở về, triều đình Triều Tiên thảo luận nghiêm túc về lời mời của nước Nhật;[44] trong khi Hwang Yun-kil báo cáo với triều đình Triều Tiên các ước lượng đối nghịch nhau về thực lực và ý định quân sự của Nhật Bản và nhấn mạnh rằng, chiến tranh đang tới, Kim Sŏngil khẳng định rằng lời nói của Hideyoshi chỉ là thứ bịp bợm. Hơn nữa, phần lớn các ước tính đều cho thấy người Nhật không đủ khả năng. Một số người, bao gồm vua Tuyên Tổ, cho rằng nhà Minh nên được thông báo về thái độ xử sự với nước Nhật, vì nếu không làm như vậy, nhà Minh sẽ nghi ngờ về lòng trung thành của Triều Tiên, như triều đình Triều Tiên cuối cùng kết luận rằng phải đợi thêm nữa cho đến khi các diễn biến và hành động thích đáng trở nên chắc chắn.[45]

Hideyoshi khởi động quan hệ ngoại giao với Triều Tiên với ấn tượng rằng Triều Tiên là một chư hầu của đảo Tsushima[cần dẫn nguồn], mà người Triều Tiên cho là của họ; triều đình Triều Tiên thì cho rằng Nhật Bản là một quốc gia thấp kém so với Triều Tiên theo hệ thống triều cống của Trung Quốc, và hy vọng rằng cuộc xâm lược của Hideyoshi sẽ chẳng hơn gì những cuộc đột kích thường thấy của cướp biển Wako.[46] Triều đình Triều Tiên đón tiếp Gensho và Tairano, sứ đoàn thứ ba của Hideyoshi. Triều Tiên Tuyên Tổ gửi một bức thư khiển trách Hideyoshi vì thách thức hệ thống triều cống Trung Quốc; Hideyoshi đáp lại bằng một bức thư thiếu tôn trọng, nhưng vì nó không được đích thân mang đến như thông lệ, nên triều đình Triều Tiên mặc kệ nó.[47] Sau khi từ chối lời yêu cầu thứ hai, Hideyoshi tung quân tấn công Triều tiên năm 1592. Có những người chống đối cuộc xâm lược ở bên trọng chính quyền Nhật Bản; trong số đó có Tokugawa Ieyasu, Konishi YukinagaSō Yoshitoshi, những người cố làm trọng tài phân xử giữa Hideyoshi và triều đình Triều Tiên.[cần dẫn nguồn]

Thực lực quân sự

Hỏa xa được người Triều Tiên phát triển và có thể bắn đến 200 mũi tên một lần.Những thành vững chắc trên núi như tòa thành này ở Namhansanseong xuất hiện nhiều ở Triều Tiên. Tuy vậy, các thành bằng đá khác có chất lượng và kiến trúc kém.

Hai mối đe dọa an ninh chính với Triều Tiên và Trung Quốc vào thời điểm đó là người Nữ Chân, đột kích dọc biên giới phía Bắc, và oa khấu (cướp biển Nhật Bản), cướp bóc các làng mạc ven biển và thương thuyền.[48][49] Để chống lại người Nữ Chân, người Triều Tiên phát triển hải quân hùng mạnh, xây dựng phòng tuyến liên hoàn các pháo đài dọc sông Tumen, và giành quyền kiểm soát đảo Đối Mã.[50] Thế phòng thủ này trong một môi trường tương đối hòa bình khiến người Triều Tiên dựa trên hỏa lực mạnh của thành trì và tàu chiến. Với việc du nhập của thuốc súng dưới triều Cao Ly, Triều Tiên đã phát triển các khẩu đại bác tiên tiến, sử dụng rất hiệu quả trên tàu hải quân. Thậm chí mặc dù Trung Hoa là nơi tập trung chủ yếu của các công nghệ quân sự mới ở châu Á, Triều Tiên vẫn trội hơn cả về chế tạo đại bác và đóng tàu vào thời đó.[51] Tuy nhiên, lực lượng trên bộ của Triều Tiên lại không được trang bị súng mà chỉ có các vũ khí truyền thống như gươm, giáo, cung tên.

Nhật Bản thì đã ở thời Chiến Quốc hơn một thế kỷ, các tướng lĩnh quân đội Nhật có rất nhiều kinh nghiệm tác chiến trên bộ và họ đã ủng hộ việc trang bị súng hỏa mai du nhập từ Bồ Đào Nha cho số lượng lớn binh sỹ. Chiến thuật này khác về phát triển vũ khí và ứng dụng góp phần vào thế thống trị của người Nhật trên đất liền, trong khi Triều Tiên thống trị trên biển[52].

Vì Nhật Bản trong tình trạng chiến tranh từ giữa thế kỷ 15, Hideyoshi có toàn quyền sử dụng đến nửa triệu chiến binh đã được tôi luyện qua chiến đấu[53], lập nên quân đội chuyên nghiệp nhất ở châu Á thời đó.[54] Trong khi các sứ quân hỗn loạn của Nhật Bản đánh giá rất thấp mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên với Nhật Bản,[54] một cảm giác thống nhất giữa các phe cánh chính trị khác nhau ở Nhật Bản, và cuộc săn lùng kiếm năm 1588, (tịch thu tất cả vũ khí từ nông dân) chỉ ra một điều khác.[55] Cùng với cuộc săn lùng của "Chiếu chia cắt" năm 1591, chấm dứt một cách có hiệu quả tất cả hoạt động cướp biển Nhật Bản bằng cách cấm các đại danh trợ giúp cho cướp biển ở trong thái ấp của mình.[55] Mỉa mai là, người Triều Tiên tin rằng cuộc xâm lược của Hideyoshi sẽ chỉ là việc mở rộng các cuộc đột kích kiểu cướp biển trước kia, vốn đã bị đẩy lui.[56] Về vị thế quân sự của Triều Tiên, Liễu Thành Long quan sát:

không có ai trong 100 tướng lĩnh Triều Tiên biết phương pháp huấn luyện binh lính[57]

Các tướng trèo lên địa vị này phụ thuộc nhiều hơn vào các mối quan hệ xã hội thay vì tri thức quân sự.[58] Binh lính Triều Tiên vô tổ chức, được huấn luyện và trang bị kém[58] và họ phần lớn được sử dụng để xây dựng các công trình như xây tường thành.[59]

Các vấn đề với chính sách phòng thủ của Triều Tiên

Súng hỏa mai Nhật Bản vào thời Edo. Những loại hỏa khí này được binh lính Nhật Bản sử dụng trong cuộc xâm lược của Hideyoshi.

Có vài nhược điểm trong tổ chức quân đội Triều Tiên.[60] Một ví dụ là chính sách phòng thủ mà quan lại địa phương không thể tự mình chịu chống lại các cuộc xâm lược từ bên ngoài, nó nằm ngoài phạm vi quyền lực của họ cho đến khi một vị tướng cấp cao hơn, do triều đình bổ nhiệm, đến nơi với đội quân cơ động.[60] Sự sắp xếp này rất không hiệu quả ở điểm quân đội gần đó không hề hành động cho đến khi vị chỉ huy đến nơi và ra lệnh.[60] Thứ hai, vì các tướng được bổ nhiệm được xuất thân từ vùng khác, ông ta không quen với môi trường tự nhiên, kỹ thuật và nhân lực hiện có của vùng bị xâm chiếm.[60] Cuối cùng, vì quân chủ lực không bao giờ được duy trì, phần lớn quân đội được cấu thành từ những tân binh nghĩa vụ thời chiến được huấn luyện kém.[60] Nhà Triều Tiên tiến hành được vài cải cách, nhưng thậm chí chúng còn lắm vấn đề hơn. Ví dụ như, trung tâm huấn luyện quân sự ra đời năm 1589 ở đạo Khánh Thượng tuyển chủ yếu là các lính quá trẻ hoặc quá già (vì những người mà chính sách này nhắm đến có ưu tiên lớn hơn ví dụ như làm nông hay các hoạt động kinh tế khác), thêm vào đó là những quý tộc ưa mạo hiểm và những nô lệ mua tự do cho mình.[60]

Thành trì Triều Tiên chủ yếu là loại "sơn thành" (sansŏng),[61] bao gồm một bức tường đá, kéo dài xung quanh một ngọn núi theo hình con rắn.[54] Những bức tường này được thiết kế kém, ít sử dụng tháp canh và lỗ châu mai (thường thấy trong các công sự châu Âu) và phần lớn đều thấp.[54] Chính sách thời chiến yêu cầu mọi người phải di tản đến tòa thành gần đó và những người không làm được như thế sẽ bị coi là hợp tác với quân địch; tuy vậy, chính sách này chẳng có tác dụng gì cả vì phần lớn người tị nạn đều không tới được tòa thành.[54]

Quân số

Hideyoshi huy động quân đội của mình ở thành Nagoya trên đảo Kyūshū (ngày nay là Karatsu), một tòa thành mới xây chỉ với mục đích làm nơi đồn trú của lực lượng xâm lược và dự bị.[62] Cuộc xâm lược lần thứ nhất bao gồm chín cánh quân với tổng số 158.000 lính, trong đó có 21.500 quân dự bị đóng tại hai đảo Đối MãIki.[63]

Mặt khác, Triều Tiên chỉ duy trì vài đơn vị quân đội nhỏ và không có quân dã chiến, và việc phòng thủ của họ dựa chủ yếu vào việc huy động dân binh trong tình huống khẩn cấp.[59] Trong cuộc xâm lược đầu tiên, Triều Tiên từ đầu đến cuối chỉ dùng 84.500 quân chính quy, được sự trợ giúp của 22.500 quân tình nguyện không chính quy khác.[64] Quân tiếp viện Trung Quốc trong chiến tranh không thể tạo ra sự khác biệt về số lượng vì họ không bao giờ duy trì quá 60.000 lính ở Triều Tiên ở bất kỳ thời điểm của cuộc chiến,[65] trong khi người Nhật dùng tổng cộng 500.000 lính trong toàn bộ chiến tranh.[53]

Sớm nhất là năm 1582, học giả Triều Tiên nổi tiếng I Yul-gok đề xuất với nhà Triều Tiên thực hiện việc mở rộng quân đội toàn quốc lên đến 100.000 lính, bao gồm chế độ cưỡng bách tòng quân với nô lệ và con của thiếp, sau khi quân đội ở phía Bắc đại bại trước cuộc tấn công của người Nữ Chân.[57] Tuy vậy, vì là người của phe Tây Nhân, phe Đông Nhân khi ấy đang thống trị từ chối lời đề nghị này.[57] Lời đề nghị năm 1588 của một thống đốc cấp tỉnh về vũ trang cho 20 hòn đảo ở bờ biển phía Nam bán đảo và lời tấu năm 1590 về củng cố các đảo xung quanh thành phố cảng Phủ Sơn cũng nhận được kết quả tương tự.[57] Thậm chí khi cuộc xâm lược của người Nhật ngày càng có nguy cơ xảy ra và Liễu Thành Long thay đổi ý kiến về vấn đề này, những lời phản đối hoàn toàn chỉ vì lý do đấu đá chính trị vô hiệu hóa tất cả các ý kiến chủ trương mở rộng quân đội.[57] Cho đến năm 1592, người Triều Tiên bị thiếu quân số.

Vũ khí

Súng thần công như cái này được sử dụng rộng rãi trong hải quân Triều Tiên.

Kể từ khi được các thương gia Bồ Đào Nha du nhập vào đảo Tanegashima năm 1543,[66] súng hỏa mai được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản.[67] Cả Triều Tiên và Trung Quốc đều đang sử dụng hỏa khí tương tự như súng hỏa mai Bồ Đào Nha, nhưng là loại cũ hơn. Những hỏa khí cũ này cuối cùng không được dùng đến ở Triều Tiên, các vũ khí dùng thuốc súng chủ yếu của phía Triều Tiên là pháo binh và máy phóng tên bằng thuốc súng (Hwa-cha).[68] Khi các nhà ngoại giao Nhật Bản tặng Triều Tiên súng hỏa mai làm quà, quan văn Triều Tiên Liễu Thành Long chủ trương sử dụng loại vũ khí mới này nhưng không thành công và nhà Triều Tiên không nhận ra tiềm năng của nó.[42]

Người Nhật thì dựa chủ yếu vào súng hỏa mai (kết hợp với cung tên).[69]

Mũi tên gỗ đầu bịt sắt loại lớn bắn từ đại bác Triều Tiên.

Bộ binh Triều Tiên được trang bị một hay nhiều hơn các vũ khí cá nhân sau: kiếm, giáo, đinh ba, cung tên.[51] Người Triều Tiên sử dụng một trong những loại cung tiên tiến nhất ở châu Á[52] - loại cung ghép từ nhiều vật liệu được dát mỏng với một đường cong hướng vào trong cho hiệu quả cao nhất.

Tầm tối đa của cung Triều Tiên là 500 yard, so với cung Nhật chỉ được 350 yard.[70] Tuy vậy, huấn luyện một xạ thủ sử dụng hiệu quả cây cung này vừa lâu vừa khó, không giống súng hỏa mai. Bộ binh Trung Quốc thì sử dụng nhiều loại vũ khí, vì họ phải đối phó với nhiều loại địa hình khác nhau trên khắp đất nước mình, bao gồm cung (chủ yếu là nỏ),[70] kiếm (cũng dùng cho kỵ binh),[71][72] súng hỏa mai, bom khóithủ pháo.[52]

Trong giai đoạn đầu cuộc chiến, người Nhật có được lợi thế lớn nhờ việc tập trung của súng hỏa mai, có tầm bắn lên đến 600 yard [73], có lực lớn hơn cung tên,[74] và có thể bắn thành loạt tập trung để bù đắp lại sự thiếu chính xác (ở cả tầm gần và xa; với cung tên, ở tầm xa). Tuy nhiên, đến giai đoạn sau, người Triều Tiên và Trung Quốc tiếp thu việc sử dụng súng hỏa mai của người Nhật.[42][75] Cũng phải nói rằng người Trung Quốc đã phát triển được áo chống đạn trong cuộc xâm lược lần thứ hai.[76]

Triều Tiên và Đại Minh tích cực sử dụng các đơn vị kỵ binh trên chiến trương, tuy vậy, kết quả rất tiêu cực cho phía Triều Tiên. Địa thế nhiều núi non ở Triều Tiên, thiếu cả địa hình bằng phẳng thích hợp cho kỵ binh xung phong và cỏ cho ngựa ăn, và việc người Nhật dùng súng hỏa mai có tầm bắn xa khiến các đơn vị kỵ binh mất lợi thế.[72] Tương tự với kị binh Đại Minh - thường xuyên phải đối đầu với kị binh du mục Mãn Châu, kị binh Triều Tiên (đặc biệt là các đơn vị kị binh Triều Tiên đóng ở biên giới phía bắc) được trang bị đầy đủ, khả năng chiến đấu tốt và dày dạn kinh nghiệm trận mạc.

Kỵ binh Triều Tiên được tranh bị tạ xích và giáo (dài hơn kiếm Nhật) cho hỗn chiến và cung tên để tấn công tầm xa.[77] Phần lớn hoạt động của kỵ binh Triều Tiên diễn ra trong Trận Trung Châu vào đầu cuộc chiến, nhưng họ bị áp đảo về quân số và bị bộ binh Nhật quét sạch.[77] Các đơn vị quân Nhật cũng có kỵ binh, đôi khi được tranh bị loại súng nhỏ hơn được thiết kế đặc biệt để sử dụng trên lưng ngựa (mặc dù phần lớn kỵ sĩ sử dụng yari, giáo Nhật Bản).[73] Người Nhật ít sử dụng kỵ binh vì kinh nghiệm trong cuộc nội chiến trước đó, với việc sử dụng súng bắn thành loạt tập trung.[78]

Sức mạnh hải quân

Bức vẽ cổ về một panokseon.

Không giống các binh chủng khác, binh chủng hải quân Triều Tiên rất mạnh. Vị thế dẫn đầu của Triều Tiên về công nghệ pháo binh và đóng tàu mang lại cho hải quân của họ lợi thế khủng khiếp. Với một lịch sử phụ thuộc vào biển cả và cần thiết đánh lại cướp biển Nhật Bản, hải quân Triều Tiên được phát triển mạnh trong suốt thời Cao Ly và vô cùng tiên tiến dưới nhà Triều Tiên. Cho đến cuộc xâm lược của Nhật Bản, Triều Tiên sử dụng Bản ốc thuyền (P'anoksŏn), xương sống của hải quân Triều Tiên.

Đặc biệt với sự thiếu vắng hoàn toàn của đại bác trên các con tàu Nhật trong giai đoạn đầu của cuộc chiến,[51] hạm đội Triều Tiên có thể bắn phá tàu Nhật trong khi nằm ngoài tầm bắn trả của súng hỏa mai, cung tên, và máy bắn đá của người Nhật.[51] Thậm chí khi người Nhật cố gắng thêm nhiều đại bác vào hạm đội của họ,[79] thiết kế thuyền nhẹ của họ khiến họ không thể đặt nhiều đại bác hay đại bác hạng nặng lên tàu như người Triều Tiên.[80]

Có những khuyết điểm cơ bản trong thiết kế của các thuyền Nhật Bản: đầu tiên, phần lớn thuyền của Nhật là tàu buôn được sửa lại để làm tàu chở quân do đó thích hợp cho việc chuyên chở lính và thiết bị hơn là để đặt đại bác.[51][81];[51] Thứ hai, tàu của Nhật đều có một buồm hình vuông (chỉ có hiệu quả khi thuận gió) trong khi tàu Triều Tiên có cả buồm và mái chèo. Thuyền của Nhật cũng có đáy hình chữ V (giống tàu Trung Quốc) lý tưởng cho tốc độ cao, nhưng khó điều khiển hơn Bản ốc thuyền đáy bằng; và thứ tư, thuyền của Nhật dùng đinh để ghép các ván tàu lại với nhau, trong khi Bản ốc thuyền của Triều Tiên dùng chốt gỗ, và sự khác biệt này mang lại lợi thế cho người Triều Tiên, vì ở dưới nước, đinh bị ăn mòn và lỏng dần, trong khi chốt gỗ nở ra, và làm mối nối chắc hơn.

Quân Triều Tiên có thế thượng phong trên biển là nhờ vào tài lãnh đạo và chiến thuật lỗi lạc của Đô đốc Lý Thuấn Thần, giúp ông bất khả chiến bại bại trong mọi trận đánh, tác động tiêu cực đến Hải quân Nhật Bản và đường tiếp vận của họ.

Hideyoshi còn thất bại trong việc thuê hai thuyền buồm Bồ Đào Nha tham gia vào cuộc chinh phạt này.[82]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nhật_Bản-Triều_Tiên_(1592-1598) http://www.britannica.com/eb/article-9070532/Suwon http://find.galegroup.com/itx/infomark.do?&content... http://books.google.com/books?id=rnNnOxvm3ZwC&pg=P... http://times.hankooki.com/lpage/biz/200607/kt20060... http://www.japan-101.com/history/toyotomi_hideyosh... http://www.japan-guide.com/e/e2123.html http://www.vanhoahoc.com/site/index.php?option=com... http://kr.dic.yahoo.com/search/enc/result.html?p=%... http://sjeas.skku.edu/upload/200701/177-206.PDF http://www.wsu.edu/~dee/TOKJAPAN/TOYOTOMI.HTM